Tổng hợp bộ tiện ích Google cực kỳ hữu dụng, thông tin và cách sử dụng – Phần 3: Dành cho marketing

Xem 2 phần trước:

Không phải ngẫu nhiên mà Google trở thành công ty công nghệ lớn và nhận được lượt truy cập người dùng cao nhất thế giới. Bởi ít có công ty nào hiểu và nắm bắt tâm lý người dùng nhanh chóng cũng như hỗ trợ tối đa cho người dùng như Google. Ngoài việc cung cấp các tiện ích Google phổ biến cho người dùng cá nhân vào đời sống và công việc, hay hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành quản lý kinh doanh, Google còn phát triển thêm các tiện ích chuyên sâu về mảng Marketing giúp cho việc quảng bá sản phẩm trở nên hiệu quả và tăng doanh thu. Vậy các tiện ích đó là gì? Thông tin và cách sử dụng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Bộ tiện ích Google sử dụng cho marketing

1. Tiện ích Google Analytics

Google Analytics là một công cụ phân tích trang web miễn phí của Google. Với chức năng theo dõi và đánh giá chi tiết hiệu quả trang web, Google Analytics giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình khi họ tương tác trên trang web. Ứng dụng sẽ cung cấp cho bạn các số liệu về lượng truy cập, số lượt xem trang cụ thể, mức độ thoát trang hay thời gian trung bình hoạt động trên trang, v.v. Từ đó, giúp các quản trị viên website dễ dàng theo dõi, quản lý cũng như điều chỉnh giải pháp phù hợp cho website của mình.

Một số tính năng nổi bật của Google Analytics dành cho Marketing có thể kể đến như:

Để trải nghiệm ứng dụng Google Analytics, bạn phải đăng ký tài khoản riêng của Google Analytics đồng thời cài đặt thêm các mã theo dõi trên website của bạn. Khi hoàn tất việc đăng ký và cài đặt thành công bạn sẽ thao tác được trên ứng dụng Google Analytics để theo dõi các chỉ số nguồn truy cập, tỷ lệ truy cập và thoát trang cùng nhiều các tính năng khác.

2. Tiện ích Google Search Console

Nếu Google Analytics chuyên cung cấp các thông tin về lưu lượng truy cập trang web thì Google Search Console sẽ tập trung vào các dữ liệu liên quan đến việc tìm kiếm trên Google. Cả hai ứng dụng này đều sẽ hỗ trợ bạn trong việc tối ưu hóa trang web một cách chuyên nghiệp, đặc biệt là cho mục đích marketing.

Xét riêng về ưu điểm của Google Search Console dành cho một Marketing chuyên nghiệp, có thể nhắc đến những tính năng nổi trội như:

Để vận dụng công cụ Google Search Console hiệu quả, người dùng cần tìm hiểu và nắm rõ các tính năng của nó. Sau đó bạn tiến hành đăng nhập tài khoản Google và nhập trang web của mình vào ứng dụng Google Search Console. Khi tài khoản được xác thực bởi Google bạn sẽ truy cập được các tính năng của ứng dụng như tìm kiếm từ khóa, theo dõi hiệu quả trang web, tần suất xuất hiện của website trên nền tảng Google.

3. Google Trends

Google Trends được Google thiết kế và phát triển miễn phí nhằm mục đích hỗ trợ các chuyên gia Marketing nhận biết các xu hướng tìm kiếm của người dùng, giúp họ nắm bắt thông tin và đề xuất các chiến lược hay kế hoạch tiếp thị đúng trọng tâm nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Một số tính năng đặc biệt của Google Trends đối với người dùng nói chung và các chuyên gia Marketing nói riêng:

Bạn chỉ cần truy cập vào trang Google Trends, nhập các từ khóa cần kiểm tra vào ô tìm kiếm, sau đó lựa chọn những trường thông tin phù hợp như địa điểm, thời gian, ngôn ngữ. Khi đã điều chỉnh các kết quả tìm kiếm theo nhu cầu, ứng dụng Google Trends sẽ trả kết quả lại cho bạn bằng biểu đồ thống kê chi tiết về mức độ quan tâm theo thời gian của từ khóa đó.

4. Tiện ích Google AdSense

 

Google AdSense là một ứng dụng quảng cáo trực tuyến được sáng tạo và phát triển bởi Google. Bạn có thể đính kèm quảng cáo trên các website chính chủ của mình và thông qua các lượt nhấp truy cập vào quảng cáo từ người dùng bạn sẽ nhận được tiền từ các khoản thanh toán của Google. Bên cạnh đó, Google AdSense còn cung cấp báo cáo thống kê chi tiết về doanh thu và hiệu quả quảng cáo, giúp bạn dễ dàng trong việc tổng hợp và đánh giá hiệu suất của các chiến dịch.

Để sử dụng Google AdSense, việc đầu tiên bạn cần phải có một website với lượt truy cập khá ổn và đăng ký thành công tài khoản AdSense trên web Google. Khi tài khoản đã được duyệt, bạn có quyền đặt các mã quảng cáo từ Google trên website của mình. Từ đó, bạn có thể nhận được tiền từ việc người dùng tương tác với các quảng cáo hiển thị trên trang web của bạn.

Lưu ý, để sử dụng Google AdSense hiệu quả bạn phải có trang web với lưu lượng người truy cập tương đối cũng như đảm bảo tuân thủ các chính sách về nội dung và quảng cáo theo yêu cầu của Google.

5. Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là ứng dụng miễn phí của Google chuyên hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm các từ khóa liên quan đến dịch vụ mà bạn đang hoạt động kinh doanh. Công cụ này sẽ giúp bạn tìm kiếm các từ khóa phù hợp với chiến lược kinh doanh cùng với khả năng đề xuất các từ khóa mới dựa vào các từ khóa liên quan đã tìm kiếm trước đó. Ngoài ra, Google Keyword Planner còn hỗ trợ người dùng xác định mức độ cạnh tranh giữa các từ khóa và tỷ lệ tìm kiếm của từ khóa đó trong khoảng thời gian nhất định.

Để sử dụng Google Keyword Planner việc đầu tiên bạn cần làm là đăng ký thành công tài khoản Google Ads và truy cập vào trang web, sau đó tìm và chọn mục Keyword Planner. Tiếp theo bạn cần nhập các từ khóa chính hay địa chỉ trang web của mình vào công cụ để tìm kiếm những từ khóa liên quan cũng như thông tin số lần tìm kiếm của chúng trên trang web.

Google có khá nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng Marketing, bài viết này chỉ tổng hợp sơ bộ về nội dung và cách sử dụng để giúp bạn có cái nhìn khái quát về các ứng dụng mà Google cung cấp. Từ đó, giúp bạn có thể lựa chọn nhanh các ứng dụng phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình.

Bài viết liên quan:

Exit mobile version