Kiến thức Website

HTTPS Là Gì? Phân Biệt HTTP Và HTTPS?

Mỗi lần bạn truy cập Internet, bạn có để ý trên trình duyệt mà bạn truy cập ở một số trang sẽ được tự động thêm tiền tố HTTP hoặc HTTPS đằng sau địa chỉ URL của website đó không? Nó rất quen thuộc đến nỗi nhiều người thường xuyên đọc và sử dụng chúng mà không biết nó là gì. Bạn hãy cùng Blog EPAL tìm hiểu HTTP và HTTPS là gì? Và sự khác nhau giữa chúng.

1. HTTP là gì?

HTTP là viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Đây là một giao thức ứng dụng trong bộ các giao thức TCP/IP (gồm một nhóm các giao thức nền tảng cho internet), được sử dụng để phân phối dữ liệu (các tệp HTML, file âm thanh, file hình ảnh…) trên WWW.

htpp-la-gi

HTTP hoạt động trên mô hình Client (máy khách) – Server (máy chủ). Các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ và chờ sự hồi đáp của máy chủ. Để có thể trao đổi thông tin với nhau, các máy chủ và máy khách phải thực hiện một giao thức thống nhất. Nói dễ hiểu hơn khi bạn nhập một địa chỉ Web và nhấn Enter, một lệnh HTTP sẽ được gửi lên máy chủ để yêu cầu tìm website bạn đã nhấp. Sau khi máy chủ nhận được yêu cầu, nó sẽ tìm đến website được yêu cầu đó và trả lại kết quả cho bạn bằng việc hiển thị website đó lên trình duyệt Web của bạn. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc tùy vào tốc độ Internet của bạn.

2. HTTPS là gì?

HTTPS là viết tắt của của Hyper Text Transfer Protocol Secure (giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật). Đây là phiên bản an toàn hơn, bảo mật hơn của HTTP vì có sử dụng thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer). Chữ “S” ở cuối HTTPS là viết tắt của “Secure” (bảo mật). Nó có nghĩa là tất cả tác giao tiếp giữa trình duyệt và trang Web đều được mã hóa nhằm bảo mật.

https-la-gi

HTTPS hoạt động tương tự HTTP nhưng được bổ sung SSl và giao thức TSL. Các giao thức này đảm bảo rằng không ai khác ngoài máy khách và máy chủ có thể hack thông tin, dữ liệu ra ngoài. Cho dù bạn sử dụng máy tính cá nhân hay công cộng đi chăng nữa, các chứng chỉ SSL vẫn đảm bảo thông tin liên lạc của máy khách với máy chủ vẫn luôn an toàn và chống bị dòm ngó.

3. Tại sao cần sử dụng HTTPS?

Tuy HTTP được sử dụng rộng rãi nhưng nó mang trong mình nhiều ẩn họa. Trong quá trình kết nối và trao đổi thông tin, trình duyệt của bạn sẽ mặc nhiên thừa nhận địa chỉ IP đó đến từ Server của chính website mà bạn muốn truy cập, và không hề có biện pháp xác thực nào. Các thông tin được chuyển qua giao thức HTTP cũng không hề được mã hóa và bảo mật. Điều này dẫn đến những nguy cơ về việc phiên kết nối của bạn bị theo dỗi hoặc việc truy cập của bạn bị chuyển hướng đến một trang Web giả danh với thiết kế giống hệt website gốc mà người dùng không biết.

Tai-sao-nen-su-dung-https

Do đó, để bảo mật thông tin, người dùng nên sử dụng giao thức HTTPS. HTTPS hỗ trợ việc xác thực tính chính danh của các website mà người dùng truy cập thông qua việc kiểm tra xác thực bảo mật (security certificate). Các xác thực bảo mật này được cung cấp và xác minh bởi các CA (Certificate Authority) có uy tín. Với các xác thực từ CA, người sử dụng có thể biết rằng mình đã truy cập vào đúng website mình cần truy cập chứ không phải một website giả danh khác.

https-la-gi-phan-biet-http-va-https (1)

Ngoài việc bảo vệ thông tin của bạn không bị đánh cắp, HTTPS cũng bảo vệ quyền riêng tư khi bạn thực hiện các tác vụ bình thường. Với HTTPS, không một ai có thể biết được trang web bạn đã truy cập. Nhờ đó, các hacker gần như không thể dò tìm được thông tin của bạn.

4. Làm thế nào để nhận biết website HTTPS?

Để kiểm tra một website có sử dụng giao thức HTTPS hay không vô cùng đơn giản. bạn chỉ cần để ý đến phần link đường dẫn truy cập vào website mở đầu bằng http:// hay https://. Bên cạnh đó, nếu link đường dẫn của website có sử dụng giao thức HTTPS thì thường đi kèm biểu tượng nhỏ hình ổ khóa. Khi đưa con trỏ chuột hướng vào biểu tượng này, nó sẽ thông báo trang web an toàn và hiển thị tên đơn vị xác thực (CA). Đây là dấu hiệu cho thấy website mà bạn đang truy cập không phải là giả mạo.

dau-hieu-website-su-dung-https
Khi bạn di chuyển chuột vào ổ khóa thì sẽ có thông báo kết nối an toàn như trên.

Để sử dụng giao thức HTTPS thì bạn phải mua chứng chỉ SSL mới sử dụng được. Còn không thì sẽ gặp trình trạng hiển thị là kết nối không riêng tư trên trình duyệt Chrome.

Khi-truy-cap-vao-website-khong-co-htpps
Khi bạn truy cập vào website không sử dụng giao thức HTTPS thì sẽ hiển thị như trên.

Hi vọng bài viết giúp ích được bạn.

[button color=”red” size=”medium” link=”https://epal.vn/bang-gia/ten-mien-va-bao-mat-ssl/” icon=”” target=”true” nofollow=”false”]Bảng giá Tên miền và Bảo mật SSL[/button]

[button color=”green” size=”medium” link=”https://blog.epal.vn/ssl-la-gi-khi-nao-can-su-dung-ssl-cho-website/” icon=”” target=”false” nofollow=”false”]SSL là gì? Khi nào cần sử dụng SSL[/button]

Show More

EPAL Solution

Thiết kế Website chuyên nghiệp, Phần mềm CRM, Phần mềm quản lý thu học phí.

Related Articles

Back to top button